QUAN TRẮC PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ

I. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ QUAN TRẮC PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG

Quan trắc phóng xạ môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về diễn biến phóng xạ trong môi trường tại các khu vực quan trắc.

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu hoàn thành bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật đo bức xạ tự nhiên, đo khí phóng xạ và các phương pháp phân tích phóng xạ môi trường để xác định cường độ phóng xạ tự nhiên và đánh giá tổng liều hàng năm phục vụ hoạt động điều tra, nghiên cứu phóng xạ môi trường tự nhiên.

Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.

Khoản 3, Điều 10, Luật Bảo vệ Môi trường quy định: Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

Khoản 2 Điều 108, Luật Bảo vệ Môi trường quy định: “Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm: Nước thải, khí thải; Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; Phóng xạ;,……”

Điều 14, Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định: Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và phải được lập thành chương trình quan trắc.

Điều 19, Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định: Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.

II. DỊCH VỤ QUAN TRẮC PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG

Hiện tại Trung tâm có hơn 20 cán bộ là tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân được đào tạo tại các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước về các lĩnh vực công nghệ hạt nhân, vật lý hạt nhân, an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, môi trường, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động, hóa học, vật liệu, v.v.. Ngoài ra, Trung tâm có một mạng lưới cộng tác viên làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân ở cả hai miền đất nước.

Giấy đăng ký hoạt động đánh giá hoạt độ phóng xạ năm 2022 của Trung tâm

Trung tâm có hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại, được đầu tư đồng bộ và đang được khai thác, sử dụng hiệu quả. Trong những năm qua, Trung tâm đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh về đánh giá phóng xạ môi trường như:

– Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về phóng xạ trong lương thực và thực phẩm có nguồn gốc tại khu vực biên giới tiếp giáp với nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc”, 2011-2015;

– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán và xây dựng quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong không khí, phục vụ công tác thẩm định an toàn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”, năm 2011;

– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán và xây dựng quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong không khí, phục vụ công tác thẩm định an toàn bức xạ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận” năm 2011.

– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá mức phông phóng xạ môi trường phục vụ dự án điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu” năm 2013.

– Nhiệm vụ cấp Tỉnh “Cập nhật số liệu bản đồ phông phóng xạ và phương án đảm bảo an toàn, an ninh nguồn phóng xạ tỉnh Lạng Sơn”, năm 2011;

– Đề tài cấp Tỉnh “Đo khảo sát và lập bản đồ phông phóng xạ ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Sơn La và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường” năm 2011;

– Đề tài cấp tỉnh Lập bản đồ phông phóng xạ và phân tích, đánh giá phóng xạ môi trường cho một số tỉnh/thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2018, 2019 và một số cơ sở khai thác sa khoáng.

Để được tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ:

Ông: Nguyễn Đình Quện

Phone: 0989 569 758

Email: quen.nd.hut@gmail.com

Website: https://tsc.varans.vn/