các dịch vụ và hoạt động khác đã thực hiện
Dịch vụ
– Tư vấn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng, lưu giữ v.v… nguồn phóng xạ) cho nhiều tổ chức, cá nhân như: Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty TNHH Nước giải khát SUNTORY PEPSICO Việt Nam; Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí; Công ty Giấy Hải Dương; Công ty TNHH VBL Tiền Giang, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Công ty Khai thác khoáng sản Núi Pháo, Công Ty TNHH Sản xuất Bao bì Dương Vinh Hoa, Công ty Cổ phần Giám định – Vinacomin, Công ty Cổ phần Khoan – Khảo sát Địa chất; Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị; Công ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang – VVMI v.v…
– Áp tải, vận chuyển nguồn phóng xạ cho nhiều tổ chức, cá nhân như: Công ty TNHH Nước giải khát SUNTORY PEPSICO Việt Nam, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Bệnh viện Hy vọng mới; Công ty CP Thiết bị dược phẩm và Dịch vụ y tế Nam Định; Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật; Công ty Thương mại và đầu tư Thăng Tiến, Công ty TNHH VBL Tiền Giang, Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại, Công ty cổ phần Công nghệ và Thiết bị Việt Đức, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo v.v…;
– Làm lại lý lịch nguồn (xác định năng lượng, loại nhân phóng xạ, tính toán hoạt độ phóng xạ) cho các nguồn phóng xạ không có hoặc bị mất chứng chỉ nguồn phóng xạ cho: Công ty TNHH Hoàng Vũ; Công ty Cổ phần xi măng X18 v.v…;
– Kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế cho (X-quang tổng hợp, CT cắt lớp, Tăng sáng truyền hình, di động, vú, răng): Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Xanh-pôn, Bệnh viện Đà Nẵng v.v…
– Kiểm định máy gia tốc cho: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa Hưng Việt.v.v…
Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân và ứng phó sự cố
– Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
– Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và cấp tỉnh;
– Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;
– Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân;
– Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;
– Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
– Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân;
– Thông tư số 08/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân;
– Thông tư số 12/2015/TT-BKHCN ngày 20/7/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân;
– Thông tư quy định về an toàn hạt nhân đối với cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
– Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý chất thải chứa nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (NORM);
– Quyết định ban hành Hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân;
– Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị xạ trị áp sát;
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Hệ thống quản lý dữ liệu đo liều chiếu xạ cá nhân hỗ trợ cho công tác quản lý, thẩm định cấp phép tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
– Nghị định quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân và ứng phó sự cố
– Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân;
– Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
– Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
– Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;
– Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 22/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ;
– Thông tư 28/2015/TT-BKHCN Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế”;
– Thông tư 02/2016/TT-BKHCN Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế”.
Chủ trì xây dựng các Tiêu chuẩn kỹ thuật
– TCVN 9644:2013 An toàn hạt nhân – Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân;
– TCVN 9643:2013 An toàn hạt nhân – Các vấn đề địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm và nền móng của nhà máy điện hạt nhân;
– TCVN 9641:2013 An toàn hạt nhân – Các sự kiện bên ngoài do con người gây ra trong đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân;
– TCVN 9642:2013 An toàn hạt nhân – Khảo sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong không khí và nước – xem xét phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân;
– TCVN 9645:2013 An toàn hạt nhân – Khảo sát, đánh giá khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa điểm đối với nhà máy điện hạt nhân.
Tham gia các hoạt động thanh tra
– Tham gia 5-10 đoàn thành tra an toàn bức xạ tại các cơ sở tiến hành công việc bức xạ, cơ sở bức xạ theo kế hoạch hàng năm do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức.
– Tham gia thanh tra đột xuất về an toàn bức xạ khi có yêu cầu của Cục ATBXHN, Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh v.v…
– Thanh tra định kỳ và đột xuất đối với lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt;
– Tham gia thanh tra địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2.
Thẩm định cấp phép cho các cơ sở bức xạ và công việc bức xạ
Thẩm định hồ sơ xin cấp phép theo đề nghị của Phòng Cấp phép – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân: Thẩm định hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho các cơ sở bức xạ (Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, Công ty TNHH một thành viên Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, Trung tâm Chiếu xạ Thành phố Hồ Chí Minh v.v…); Thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ cho cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản (Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh, Công ty Cổ phần VINAMINCO – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV GPM Bình thuận v.v…);
Thẩm định thực tế tại cơ sở (thẩm định cấp phép tiến hành công việc bức xạ; Thẩm định cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử): Hàng năm, Trung tâm tham gia 20-30 đoàn thẩm định theo đề nghị của Phòng Cấp phép, Cục ATBXHN.
Hỗ trợ ứng phó sự cố mất an toàn và an ninh nguồn phóng xạ tại Việt Nam
Triển khai lực lượng kỹ thuật hỗ trợ cơ sở, địa phương trong: sự cố mất nguồn phóng xạ Eu-152 của Viện Công nghệ xạ hiếm tại Hà Nội (2006), sự cố mất nguồn nhà máy xi măng Sông Đà, Hòa Bình (2006), sự cố buôn bán quân bài có chứa phóng xạ tại Hải Dương, Lạng Sơn (2007), rơi nguồn phóng xạ của Công ty Alpha tại Khánh Hòa (2008), sự cố nguồn phóng xạ Uranium nghèo nằm ngoài kiểm soát tại Quảng Bình (2012), sự cố buôn bài quân bài có chứa phóng xạ tại Quảng Ninh (2014), sự cố mất nguồn phóng xạ Ir-192 của công ty APAVE tại Tp. Hồ Chí Minh (2014), sự cố mất nguồn phóng xạ Co-60 của công ty Pomina 3 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2015).
Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác an ninh nguồn phóng xạ
– Phối hợp với các tổ chức quốc tế (ANSTO – Úc, NNSA – Hoa Kỳ) đào tạo an ninh nguồn phóng xạ cho các cơ sở có nguồn phóng xạ nhóm I, các địa phương liên quan từ 2005.
– Xây dựng bản hướng dẫn lập Kế hoạch an ninh cơ sở, tư vấn lập Kế hoạch an ninh cho các cơ sở nhóm I (Công ty VINAGAMMA, Bệnh viện TW Huế, Công ty chiếu xạ An Phú Bình Dương, Đại học Y Dược Huế, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.
– Phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo nghiệp vụ, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố nhằm đảo bảo an ninh cho các sự kiện công đồng lớn.
– Tham gia Dự án An ninh hạt nhân của IAEA về kiểm soát vận chuyển trái phép phóng xạ tại cửa khẩu: lắp đặt 08 cổng soi chiếu phóng xạ (RPM), và nhiều thiết bị cầm tay khác tại Cảng hành khách đến Sân bay quốc tế Nội Bài. Mạng An ninh hạt nhân tích hợp có đường truyền riêng kết nối nội bộ giữa Trung tâm cảnh báo tại chỗ (LAS) tại Sân bay Quốc tế Nội Bài với Trung tâm phân tích dữ liệu quốc gia (NDAC) tại Tổng cục Hải quan và Trung tâm Hỗ trợ cảnh báo phóng xạ (ASC) tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
– Tham gia dự án MegaPort của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ kiểm soát xuất, nhập khẩu phóng xạ qua đường biển tại Cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu). Cảng được trang bị 12 cổng soi chiếu phóng xạ (RMP) và nhiều thiết bị cầm tay khác là thiết bị tìm kiếm, nhận diện và phân tích nguồn phóng xạ.
Đánh giá an toàn hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt
– Tham gia thẩm định an toàn chuyển đổi nhiên liệu HEU -> LEU (2007, 2009-2010).
– Tham gia thẩm định an toàn thay đổi hệ I&C (2006-2007).
– Tham gia thẩm định vận chuyển nhiên liệu HEU đã cháy trở về Nga (2013).
– Tham gia vận chuyển nhiên liệu HEU đã cháy trở về Nga (2013).
– Tham gia thẩm định gia hạn giấy phép hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
– Tham gia công tác thanh tra định kỳ lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Thẩm định dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
– Tham gia thẩm định an toàn hồ sơ tiền khả thi dự án ĐHN Ninh Thuận (2009);
– Thẩm định sơ bộ hồ sơ báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ phê duyệt địa điểm và phê duyệt dự án đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận 1 (2015);
– Tham gia công tác khảo sát địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 (2013 – 2015) ;
– Tham gia hoạt động thanh tra công tác khảo sát địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 (2014 -2015).
Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật khác
– Hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia;
– Hỗ trợ kỹ thuật cho Tiểu ban An toàn và An ninh (thuộc Ban chỉ đạo Nhà nước dự án điện hạt nhân Ninh Thuận).
Các đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh/Thành phố đã thực hiện
a) An toàn bức xạ
– Đề tài cấp Bộ “Xây dựng quy trình thẩm định an toàn bức xạ đối với máy gia tốc xạ trị có năng lượng tới 20 MeV” từ 03/2008 đến tháng 12/2008;
– Nghiệm vụ KHCN cấp Bộ “Điều tra, khảo sát điểm cơ sở công nghiệp phát thải Norm và Tenorm. Đề xuất giải pháp quản lý” từ 6/2009 đến tháng 12/2010;
– Đề tài cấp Bộ “Xây dựng quy trình làm việc chuẩn cho hệ phổ kế Gamma sử dụng đầu dò bán dẫn siêu tinh khiết” 03/2009 đến tháng 12/2009;
– Đề án “Nghiên cứu xây dựng các tài liệu hướng dẫn quy trình làm việc an toàn cho 04 loại hinh cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ trong quá trình sản xuất” năm 2009;
– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng quy định về đảm bảo an toàn trong thăm dò, khai thác và chế biến quặng phóng xạ” năm 2010;
– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hướng dẫn đo đạc đánh giá an toàn tại các cơ sở X-quang y tế”;
– Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá liều bệnh nhân và điều tra khảo sát điểm liều bệnh nhân trong X quang chẩn đoán”, năm 2012-2015;
– Nhiệm vụ KHCN “Hỗ trợ cơ quan pháp quy An toàn bức xạ Lào hoàn thiện hạ tầng pháp quy và nâng cao năng lực kỹ thuật an toàn bức xạ” năm 2013-2015.
b) An toàn hạt nhân
– Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, năm 2012-2013;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu sự cố vỡ ống trong bình sinh hơi của lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu hiện tượng giảm áp tức thời của vòng nước sơ cấp lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu sự cố bật thanh điều khiển ra khỏi vùng hoạt của lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định an toàn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong giai đoạn cấp phép xây dựng”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu sự cố vỡ kênh làm mát của lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu sự cố nạp nhiên liệu sai vị trí trong vùng hoạt của lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu, biên dịch thành bộ tài liệu phục vụ giảng dậy cơ sở tính toán phân tích lò VVER-1000”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán và xây dựng quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong không khí phục vụ công tác thẩm định an toàn bức xạ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”, năm 2011;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu quy định nội dung Báo cáo Phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân cho giai đoạn phê duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng”, năm 2013;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán mô phỏng thử nghiệm cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sử dụng các chương trình tính toán trong khuôn khổ chương trình CAMP”, năm 2014;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu, xây dựng quy trình thẩm định an toàn xác suất (PSA) đối với nhà máy điện hạt nhân”, năm 2014;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn thẩm định nội dung Phân tích an toàn tất định trong điều kiện chuyển tiếp và sự cố của báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân”, năm 2015.
c) Ứng phó sự cố và đánh giá phóng xạ môi trường
– Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp quốc gia”, năm 2011-2014;
– Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về phóng xạ trong lương thực và thực phẩm có nguồn gốc tại khu vực biên giới tiếp giáp với nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc”, 2011-2015;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán và xây dựng quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong không khí, phục vụ công tác thẩm định an toàn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”, năm 2011;
– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng Sổ tay hướng dẫn ứng phó sự cố bức xạ cho lực lượng ứng phó ban đầu”, năm 2013;
– Đề án cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống thông báo và xử lý thông tin để thực hiện Công ước Thông báo sớm tai nạn hạt nhân và Công ước Trợ giúp trong tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ”, năm 2014;
– Nhiệm vụ cấp Tỉnh “Xây dựng chương trình, phương án đảm bảo an toàn, an ninh nguồn phóng xạ tỉnh Lạng Sơn”, 2010;
– Đề án cấp Tỉnh “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, năm 2010;
– Nhiệm vụ cấp Tỉnh “Cập nhật số liệu bản đồ phông phóng xạ và phương án đảm bảo an toàn, an ninh nguồn phóng xạ tỉnh Lạng Sơn”, năm 2011;
– Đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2011;
– Dự án cấp Tỉnh “Phòng chống và ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”, năm 2011;
– Đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, năm 2013;
– Nhiệm vụ cấp Tỉnh “Triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Sơn La năm 2013”
– Đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, năm 2014;
– Đề tài cấp Tỉnh “Đo khảo sát và lập bản đồ phông phóng xạ ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Sơn La và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường” năm 2011.
– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tính toán và xây dựng quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong không khí, phục vụ công tác thẩm định an toàn bức xạ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận” năm 2011.
– Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá mức phông phóng xạ môi trường phục vụ dự án điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu” năm 2013.
Hướng dẫn sinh viên và cao học
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Đánh giá phát tán phóng xạ trong môi trường khí”, năm 2011;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu phương pháp mô phỏng Monte-Carlo trong tính toán che chắn an toàn bức xạ đối với bức xạ gamma”, năm 2011;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Tính toán phát tán phóng xạ, nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia”, năm 2013;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Đánh giá liều bệnh nhân trong X-quang thường quy”, năm 2013;
– Sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Tính toán phát tán phóng xạ trong môi trường khí từ nhà máy điện hạt nhân”, năm 2015;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Đánh giá liều bệnh nhân trong X-quang tăng sáng truyền hình”, năm 2015
– Sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định an toàn bức xạ, đối với máy gia tốc xạ trị có năng lượng 20 MEV”;
– Sinh viên cao học ĐH KHTN với đề tài “Tính toán phân tích an toàn cho bể lưu giữ nhiên liệu đã cháy của lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt”, năm 2012;
– Sinh viên cao học ĐH KHTN với đề tài “Phân tích sự cố bình sinh hơi lò VVER1000”, năm 2013;
– Sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài tốt nghiệp “Phân tích và tính toán tần suất nóng chảy vùng hoạt với sự cố vỡ một ống bình sinh hơi cho công nghệ VVER-1200/V491 sử dụng chương trình Riskspectrum PSA” năm 2015;
– Sinh viên ĐH KHTN với đề tài “Phân tích thủy nhiệt bình sinh hơi lò phản ứng VVER1200 sử dụng phần mềm tính toán mô phỏng RELAP5”, năm 2015;
– Sinh viên cao học ĐH KHTN với đề tài “Nghiên cứu sự cố bình điều áp lò phản ứng AP1000’, năm 2015;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài “Thiết kế máy đo liều sử dụng đầu dò BGO và phương pháp chuyển phổ thành liều” năm 2014;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài “Xây dựng mức chỉ dẫn liều đối với loại hình X-quang thường quy trong y tế phù hợp với thực tế người Việt Nam hiện nay”;
– Sinh viên cao học ĐH Bách Khoa Hà Nội với đề tài “Khảo sát đánh giá liều bệnh nhân trong chụp X-quang thường quy”.