ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ
I. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ
Khoản 7, Điều 12 Luật Năng lượng nguyên tử nghiêm cấm sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Nhiều hàng hóa sản xuất trong nước khi xuất khẩu ra nước ngoài nhiều trường hợp bên mua yêu cầu hàng hóa phải có kết quả đánh giá hoạt độ phóng xạ trong hàng hóa.
Theo quy định tại khoản 8, Điều 15 Nghị định 142/2020/NĐ-CP: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bao gồm Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.
Tại Điều 3 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng quy định:
– Chất thải có chứa các nhân phóng xạ phát sinh trong một công việc bức xạ có thể được phép thải trực tiếp vào môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải không lớn hơn mức thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng xạ trong thành phần chất thải dạng khí, dạng lỏng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ cho phép để được thải vào môi trường do cơ quan quản lý nhà nước quy định và phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
– Vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại sắt, đồng, chì, nhôm (sau đây gọi là kim loại nhiễm bẩn phóng xạ) và sản phẩm nấu chảy trực tiếp từ các kim loại này có thể được sử dụng cho tái chế nếu nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ có trong kim loại và mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế quy định.
Do đó chất thải có chứa các nhân phóng xạ trước khi thải ra môi trường phải được đánh giá nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải, nếu không lớn hơn mức hoạt độ cho phép mới được thải trực tiếp ra môi trường. Tương tự như vậy, kim loại nhiễm bẩn phóng xạ trước khi tái chế phải được đánh giá nồng độ các nhân phóng xạ có trong kim loại và mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại, bảo đảm các mức này nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế theo quy định.
II. DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ
Giấy đăng ký hoạt động đánh giá hoạt độ phóng xạ năm 2022 của Trung tâm
Trong những năm qua với năng lực chuyên môn cao về người và thiết bị, Trung tâm đã thực hiện việc đánh giá hoạt độ cho nhiều đơn vị có nhu cầu cũng như thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cho công tác lý nhà nước về đánh giá hoạt độ phóng xạ, đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ, cụ thể:
– Làm lại lý lịch nguồn (xác định năng lượng, loại nhân phóng xạ, tính toán hoạt độ phóng xạ) cho các nguồn phóng xạ không có hoặc bị mất chứng chỉ nguồn phóng xạ cho: Công ty TNHH Hoàng Vũ; Công ty Cổ phần xi măng X18, Công ty Cổ phần thép Việt Đức v.v…;
– Đánh giá nồng hộ hoạt độ phóng xạ trong mẫu sò, thuốc thú y, phân bón phục vụ xuất khẩu cho các đơn vị: Công ty TNHH Sản xuát-xuất khẩu nhựa Vĩ Tân, Công ty Cổ phần Kiruna, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Nghệ An,…
Để được tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ:
Ông: Nguyễn Đình Quện
Phone: 0989 569 758
Email: quen.nd.hut@gmail.com
Website: https://tsc.varans.vn/